Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Chuyên gia nước ngoài chê thị trường điện Việt Nam nửa vời

Dù Cục Điều tiết Điện lực khẳng định cần có lộ trình từng bước, song một số chuyên gia nước ngoài cho rằng, việc Chính phủ kiểm soát giá điện sẽ khiến thị trường khó hình thành.

"Để thị trường điện phát triển minh bạch, các bên tham gia phải được quyền tự quyết định giá cả. Sẽ rất nguy hiểm nếu để thị trường điện Việt Nam phát triển nửa vời như hiện nay”, ông Per Christer Lund, chuyên gia thuộc Công ty tư vấn năng lượng DNVGL nhận định tại hội thảo Việt Nam - Na Uy về thủy điện và cải cách thị trường ngày 19/3.

Theo lộ trình, thị trường điện Việt Nam sẽ được hình thành và phát triển theo 3 cấp độ. Phát điện cạnh tranh (2005-2014), bán buôn cạnh tranh (2015-2022) và bán lẻ cạnh tranh (sau 2022). Hiện Việt Nam ở bước cuối cùng của thị trường phát điện cạnh tranh và sắp sang giai đoạn bán buôn cạnh tranh.

Ông Per Christer Lund nhận định việc ngành điện vẫn phải xin ý kiến các bộ ngành trước khi điều chỉnh giá là chưa ổn. Ông phân tích, đã là thị trường, dù ở cấp độ nào, giá cả phải do các bên tham gia quyết định, với thông tin minh bạch. “Không nên áp giá cố định cho nguồn cung, chỉ những vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng phức tạp mới cần sự can thiệp của Chính phủ”, ông giải thích. Do đó, theo ông Per Christer Lund, việc cần làm là Việt Nam phải minh bạch giá cả đồng thời bỏ qua cơ chế đấu thầu mang nặng thủ tục hành chính.

evn-1-6786-1395226400.jpg
Thị trường điện Việt Nam bị chê nửa vời.

Trước ý kiến của chuyên gia nước ngoài, ông Phạm Quang Huy, Trưởng phòng phát triển điện, Cục Điều tiết điện lực cho rằng, bản thân Bộ Công Thương hiểu rất rõ điều đó. Tuy nhiên, lộ trình phát triển thị trường điện cần phải từ từ, từng bước.

Theo ông Huy, trước 2008, điện lực tổ chức theo ngành dọc trong đó EVN chiếm 71% thị phần phát điện. Sau đó, Việt Nam đã bắt đầu thành lập các công ty mua bán điện trực thuộc EVN với mục tiêu sau này hoạt động độc lập. Thị trường phát điện cạnh tranh bắt đầu từ 1/7/2011 để cung cấp điện với giá ổn định, thu hút đầu tư và tăng sức cạnh tranh, minh bạch các hoạt động điện lực. Những nhà máy thủy điện có công suất trên 30 MW phải đấu thầu.

“Thị trường phát điện cạnh tranh đã cải thiện sự minh bạch trong huy động phát điện, giá phát điện cũng đã phản ảnh về chi phí phát điện và nhu cầu theo giờ”, ông Huy khẳng định.
Nhu cầu tăng trưởng điện của Việt Nam khoảng 15%, do vậy, theo các chuyên gia, Nhà nước cần phải điều tiết và thực hiện theo hướng phát triển bền vững. Giá điện phải do thị trường quyết định và người dân chấp nhận “luật chơi”. Đơn cử, giá điện của Na Uy bán cho các hộ gia đình trung bình khoảng 35,6 nok mỗi kwh, tương đương với gần 6 USD, cao hơn nhiều so với Việt Nam.

Ông E.Kirkeby Garber Giám đốc quốc gia của SN Power VN (công ty hàng đầu của Na Uy trong ngành công nghiệp năng lượng) cho rằng, kinh nghiệm tại một số nước cho thấy, khi hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, khách hàng sẵn sàng trả giá cao. Nhờ vậy, ngành điện có thể thu hút được đầu tư và phát triển mà không cần trợ cấp từ Chính phủ.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét tới năm 2030, Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, đưa tổng công suất các nguồn thủy điện từ 14.000MW hiện nay lên 21.300MW vào năm 2020.

Ông E.Kirkeby Garber nhìn nhận, mục tiêu tăng công suất gấp 1,5 vào năm 2020 là thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Theo ông, Việt Nam cần đẩy nhanh thị trường điện cạnh tranh thay vì kế hoạch 10 năm như hiện nay.

Các chuyên gia cho rằng, khi hình thành thị trường điện, Việt Nam cần có sự liên kết với các nước trong khu vực, đồng thời đặt mục tiêu là một đầu mối bán buôn cho các nước trong khu vực và có lưới điện liên kết toàn Đông Nam Á. Nguyên tắc tham gia thị trường điện là sự bình đẳng giữa các công ty điện, giá cả rõ ràng và hợp đồng chặt chẽ.

Theo thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, Việt Nam đang từng bước phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Tỷ trọng thủy điện trong cơ cấu nguồn của Việt Nam hiện nay tương đối lớn lên tới khoảng 40% và dự kiến đạt tương ứng khoảng 36% và 25% vào các năm 2015 và 2020. Vì vậy, công tác vận hành hệ thống điện sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức liên quan tới công tác quản lý, vận hành. Thứ trưởng Hưng khẳng định sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của chuyên gia từ đó phát triển ngành điện của Việt Nam.
Hoàng Lan/ Vnexpress.net

Doanh nghiệp cá tra đói nguyên liệu

Từ Tết Giáp Ngọ đến nay, giá cá tra ở miền Tây tăng liên tục, trong khi nhiều nhà máy đang gặp khó vì thiếu nguyên liệu.

Sáng 19/3, nhiều công ty thủy sản ở khu công nghiệp Trà Nóc 1, 2 TP Cần Thơ mua cá tra giá 24.500-25.200 đồng một kg. Với giá này, đảm bảo nông dân có lãi từ trên 2.000 đồng một kg.
Ông Năm Lễ ở quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) cho biết, 2 tuần trước bán vài chục tấn cá tra khi thấy giá tăng vọt từ 22.000 đồng lên 23.500 đồng một kg. Ông tưởng giá này đã đội trần, nhưng giờ mỗi tấn cá nông dân này mất gần 2 triệu đồng.

“Buồn thật, nhưng hôm tôi bán mỗi ký cá đã lời hơn 1.000 đồng. Giá cá tăng làm nông dân phấn khởi nhưng không phải ai cũng có điều kiện nuôi trở lại vì rất nhiều người thiếu vốn, muốn vay ngân hàng cũng không có tài sản thế chấp”, ông Lễ cho biết.

CA-TRA-JPG-6769-1395213312.jpg
Nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra đang thiếu nguyên liệu. Ảnh: Duy Khang

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Tấn Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chế biến thủy sản Sông Hậu (Sohafood) cho biết, cuối năm ngoái mỗi ngày doanh nghiệp tiêu thụ 45 tấn cá tra nhưng nay chỉ còn 25 tấn. Nguyên nhân giảm là không tìm được nguyên liệu vì rất nhiều nông dân treo ao. Sáng 19/3, công ty lùng sục khắp nơi nhưng chỉ mua được vài tấn cá tra với giá 25.200 đồng một kg, chở về đến nhà máy giá nguyên liệu đội lên 26.000 đồng một kg.
“Thiếu nguyên liệu buộc nông dân đẩy giá lên cao. Giá xuất khẩu của công ty chỉ 2,6 USD một kg phi lê thành phẩm, nên sản xuất nhiều thì càng lỗ nhiều nhưng phải cố gắng hoạt động để duy trì công việc cho công nhân”, ông Thanh cho biết thêm.
Cũng theo ông Thanh, hiện nay các ngân hàng tập trung thu hồi nợ của nông dân còn thiếu ở những vụ trước, chính vì vậy mà định mức cho vay mới rất ít. Sohafood cũng chưa vay được tiền để đầu tư cho vùng nuôi 170ha nên tạm thời “treo ao”.
“Nghe giá cá tăng cao người nuôi phấn khởi thả giống, nhưng chỉ chạy tiền cầm cự được vài tháng đầu. Đến khi cá 3-4 tháng nhu cầu thức ăn tăng vọt mà không được ngân hàng cho vay vốn thì chết chắc”, ông Thanh bày tỏ.
Ông Lê Tùng Huy, giám đốc một công ty thủy sản ở khu công nghiệp Trà Nóc cho rằng, giá cá tra tăng như hiện nay là phù hợp, giúp nông dân có lãi, cải thiện được mặt bằng về giá dù doanh nghiệp gặp không ít khó khăn do giá xuất khẩu chưa cao. Theo ông Huy, khi nông dân nuôi cá có lãi thì ngân hàng mới dám cho vay vốn. Trước tình hình khan hiếm nguyên liệu, công ty ông chọn phương án mở kho chế biến hàng tồn để tránh lỗ vốn.
“Theo tôi, giá cá tra duy trì ở mức 25.000-26.000 đồng là hợp lý, đảm bảo nông dân có lãi 2.000-3.000 đồng một kg. Có thể 1-2 tháng nữa thị trường cá tra sẽ ổn định, lúc đó doanh nghiệp trong nước nâng giá bán khi ký kết hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài, sẽ không còn lỗ dù giá nguyên liệu trong nước tăng cao”, ông Huy chia sẻ.
Ái Nam/ Vnexpress.net

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Đàm Vĩnh Hưng không xếp hàng, chen ngang viếng Đại tướng

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng xuất hiện và bất ngờ chen ngang, không xếp hàng như cả ngàn người đang đứng ngoài vỉa hè số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).


Vào lúc 15h15 ngày 6/10, mọi người dân xếp hàng trên đường Hoàng Diệu vô cùng bất ngờ trước sự xuất hiện của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Nhưng chưa hết bất ngờ này thì đã xuất hiện bất ngờ khác. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cùng trợ lí của mình hiên ngang tiến  thẳng vào khu vực tang lễ mà không tuân theo quy định xếp hàng.

Hàng trăm người đứng nghiêm túc xếp hàng chờ đợi đến lượt viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bác Nguyễn Xuân Hinh, một cựu chiến binh nói: “Tôi đợi ở đây từ lúc 2 giờ chiều, mọi người ai nấy đều phải tuân thủ theo quy định xếp hàng mới được vào lễ viếng. Cậu ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng là ai thì tôi không biết, nhưng trước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì ai cũng như ai thôi”.
Cùng với quan điểm của bác Hinh, anh Bình, hiện đang công tác trong Bộ Công an chia sẻ: “Đàm Vĩnh Hưng là một công dân Việt Nam bình thường, ngoài kia còn có rất nhiều các bác cựu chiến binh có công với Đất nước, với Tổ quốc nhưng các bác, các chú vẫn phải xếp hàng bình thường. Dù là ngôi sao ca nhạc nổi tiếng nhưng Đàm Vĩnh Hưng cũng không có quyền đi ung dung qua hàng nghìn người đang đứng xếp hàng như thế”.

Đàm Vĩnh Hưng đeo kính đen cùng trợ lý hiên ngang chen ngang, bất chấp sự phản đối của những người đã xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ

Bạn Nguyễn Thị Dung, sinh viên Học viện Tài chính cho biết: “Mình rất hâm mộ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhưng thấy anh Hưng được ưu tiên vào viếng trước nhiều bác lớn tuổi còn đang phải xếp hàng thì thật không đẹp chút nào. Mình nghĩ anh Hưng nên làm giống như mọi người. Theo mình nghĩ, trước anh linh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người luôn công bằng chính trực, không nên có những sự ưu tiên vô  lý như thế!”
.
Trả lời với phóng viên báo Đất Việt, đồng chí cảnh vệ trong tang lễ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Trước khi đến viếng, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã liên lạc trước, thành ra là khách nên được ưu tiên”. 

Đàm Vĩnh Hưng vấp phải sự ngăn cản của các chiến sĩ cảnh vệ, nhưng sau đó, anh  được thông qua và tiến thẳng vào khu vực thắp hương tưởng niệm

Đàm Vĩnh Hưng nhanh chóng được ưu tiên vào viếng, trước con mắt ngỡ ngàng của bao cựu chiến binh, thương bệnh binh và người dân Việt Nam

Sự xuất hiện của chàng ca sĩ này diễn ra trong khoảng 10 phút

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

CEO Nguyễn Thanh Phong chia sẻ về câu chuyện “ Định vị thương hiệu”

Chia sẻ của Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Chủ Tịch hội DNT Tỉnh Bình Dương. Chủ tịch HĐQT-TGĐ công ty CP OSEVEN với PV Báo Bình Dương khi Hội DNT Bình Dương về “ Định vị thương hiệu”



Thưa Ông, được biết vào ngày 13/4 vừa qua, hội DNT Bình Dương có xây dựng chuỗi chương trình “Doanh Nhân Bình Dương Cuối Tuần” và mời Ông làm diễn giả chính cho chương trình với chủ đề đầu tiên : “Định vị thương hiệu”, Ông có thể chia sẻ đôi lời về: Định vị thương hiệu là gì và Ông đã định vị thương hiệu  Oseven của Ông như thế nào? 


Về cơ bản, định vị thương hiệu là chìa khóa của chiến lược tiếp thị giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác, rõ ràng con đường đi của Pr và Marketing . Từ đó giúp cho DN không lãng phí về việc chi không đúng cho việc làm thương hiệu. Định vị thương hiệu cũng là cơ sở để phát triển, tăng kiến thức, nhận thức cần thiết cho khách hàng. Đặt biệt là xác định vị trí phù hợp của thương hiệu, khác biệt và vượt trội của thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu. 

OSEVEN là công ty sản xuất sơn gỗ đã có 15 năm tuổi. Với hệ thống phân phối hơn 1500 đại lý trên cả nước, mật độ phủ ngày hôm nay đến trên 50 tỉnh thành tại Việt Nam và đang trong giai đoạn phát triển thị trường Cambodian và Myanmar… Giai đoạn đầu mới thành lập chúng tôi định vị rõ chúng tôi sinh ra là để làm sơn gỗ chứ không phải là bất cứ một chủng loại sơn nào khác. Định vị rất rõ ràng ngành nghề trước khi có khách hàng và phát triển thị trường là việc hết sức quan trọng. Chúng tôi định vị thương hiệu lúc bấy giờ là một thương hiệu dễ gần gũi, không lựa chọn khách hàng. Thời điểm này chúng tôi định vị sơn chỉ là một phần nguyên liệu binh thường cho ngành nội thất mà thôi. Có nghĩa là chúng tôi xem gỗ đóng một vai trò quan trọng hơn hết trên sản phẩm nội thất được bán ra . Một thông điệp lúc bấy giờ của chúng tôi là  “ Đã tốt gỗ nay tốt cả nước sơn”. Hay nói cách khác đây  là câu sologan trong suốt 5 năm đầu của chúng tôi.


Đến giai đoạn 2 sau 5 năm hoạt động chúng tôi xác định rõ mục tiêu chiến lược một cách kỹ càng hơn, sáng suốt hơn cho tương lai dài : là phải chất lượng tốt nhất, độ phủ rộng nhất, sản lượng nhiều nhất và thương hiệu phải mạnh nhất trong ngành …vv. Từ đó chúng tôi đã định vị lại toàn bộ hệ thống : từ khâu chọn nhà cung cấp nguyên liệu tốt nhất, hệ thống lại quy trình sản xuất, cơ cấu nhân sự toàn diện, chọn khách hàng mục tiêu, thay đổi phương pháp dịch vụ, Pr & Marketing đúng và hiệu quả hơn, hệ thống lại toàn bộ nhận diện…vv . Cũng ngay thời điểm này chúng tôi đã quyết định thay đổi tên công ty là OSEVEN ( trước đó là Duy Hoàng) , tên nhãn hiệu chủ lực trùng với tên Công ty.


Chúng tôi đã nhìn thấy rất rõ rằng OSEVEN không còn là một nguyên liệu bình thường cho sản phẩm nội thất nữa mà là một sản phẩm quyết định cái đẹp, quyết định sự thẩm mỹ của bề mặt hàng nội thất, thậm chi quyết định cả giá bán ra  đối với sản phẩm đó khi bề mặt được sơn hoàn hảo bởi nước sơn của chúng tôi. Thông điệp của chúng tôi cũng rất rõ ràng theo định vị trong giai đoạn này là “ Người đẹp vì lụa, gỗ đẹp vì sơn” . Có nghĩa nếu không có sơn gỗ sẽ chẳng là gì, giống như người phụ nữ không được trang điểm thì nét đẹp và sự quyết rũ ít nhiều giảm đi …(cười) . Chúng tôi đã tốn rất nhiều thời gian làm mọi điều để đi đúng với định vị này và chúng tôi đã may mắn thành công.


Thưa Ông, sự khác nhau trong suy nghĩ và sự quan tâm trong việc xây dựng thương hiệu của các đối tác nước ngoài của ông, các doanh nghiệp là bạn của ông ở trong nước, cụ thể là doanh nghiệp ở Bình Dương như thế nào ?

Khác nhau rất lớn bởi suy nghĩ và tư duy. Có rất nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương làm rất tốt thương hiệu, do vậy ý thức xây dựng thương hiệu là  của những người đứng đầu DN là hết sức quan trọng . Tất nhiên không phải có ý thức không là đủ để có thể xây dựng tốt được cho một thương hiệu. Có lẽ các DN nước ngoài ( các nước phát triển) được sinh ra và phát triển trong một môi trường ý thức xây dựng thương hiệu rất cao nên họ cũng được thừa hưởng được sự tinh hoa đó. Thứ hai là việc thành lập một công ty đúng nghĩa tại các nước phát triển là việc hết sức khó ngăn và nghiêm túc đối với bất cứ ai. Do vậy họ chuẩn bị rất kỹ mọi việc trước khi thành lập, kể cả việc xây dựng chiến lược thương hiệu lâu dài


Ông có thể chia sẻ với chương trình bí quyết  nào giúp Ông "xây dựng thương hiệu OSEVEN uy tín " như hiện nay?

Mỗi người đều có một cách riêng , không thể nói cách nào là hay nhất.  Nhưng với tôi luôn tạo ra cho mình một động lực thật cao là việc hết sức quan trọng . Chúng ta phải hiểu rằng “Thương hiệu” không chỉ là cái tên trên sản phẩm để bán ra thị trường, thương hiệu là cả một tài sản lớn của Doanh nghiệp, cả một tương lai dài và cả một uy tín của chính bạn.

Xin cảm ơn Ông vì đã dành thời gian tham gia chương trình và chúc Ông cùng OSEVEN phát triển bền vững!
  

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Kinh dị hát như tát vào mặt nhau

Bạn đã từng bị ai hát mà cảm giác giống như mình chưa, thử nghe và cảm nhận nhé


Tiếp theo, hãy xem và đánh khả năng lái xe có thể gọi là huyền thoại moto đấy.


Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Bí mật lần đầu chia sẻ của Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg.

Là một tỷ phú sở hữu số tài sản khổng lồ nhờ lợi nhuận thu được từ mạng xã hội đình đám Facebook, thành công với tuổi đời còn rất trẻ, đây quả là điều đáng tự hào của Mark Zuckerberg, theo thống kê, cứ bảy người trên thế giới thì có một người sử dụng sản phẩm của anh. Và Facebook đã thay đổi cách mọi người trên thế giới liên lạc với nhau.

Điều thần kỳ này được anh khám phá ra khi anh chỉ vừa 24 tuổi, đây quả là một thành công đầy ấn tượng và đáng nể, so với ông chủ Apple Steve Jobs công bố máy vi tính Macintosh ở tuổi 29, còn Bill Gates mới chuẩn bị đưa ra phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Microsoft Windows thì 2 chữ thiên tài dành cho Mark Zuckerberg quả là không quá.



Gặp gỡ Mark Zuckerberg trong một ngày nắng nhẹ, anh đến chỗ hẹn với trang phục giản dị cùng nụ cười gần gũi, và Anh chia sẻ:

1. Chắc mọi người không biết, tôi bị mù màu đỏ và xanh lá cây từ bé. Chỉ có màu xanh dương là tôi nhận diện rõ nhất. Đó là lý do tại sao màu xanh dương là màu chủ đạo của Facebook.

2. AOL và Microsoft từng muốn tuyển dụng tôi khi tôi còn là học sinh trung học. Ở thời điểm đó tôi đã viết chương trình Synapse, sử dụng trí tuệ nhân tạo để theo dõi thói quen nghe nhạc của người sử dụng Internet.

3. Hàng ngày, hầu như tôi đều mặc chiếc áo thun màu xám có in chữ Facebook. Nguyên nhân bởi tôi quá bận và không có thời gian chăm chút cho mình.

4. Dù ngày thường tôi ăn mặc rất bụi nhưng trước đây vào thời điểm năm 2009 ngày nào tôi cũng đeo cà vạt để chứng tỏ rằng Facebook rất nghiêm túc về việc tăng trưởng trong thời kỳ kinh tế thế giới suy thoái.

5.”Tôi là người ăn chay và rất thích ăn chay”. Nhưng trên trang Facebook của mình, Mark “like” (thích) các cửa hàng ăn nhanh như McDonalds hay In-N-Out Burger, đây là trào lưu chăng?

6. Trang Twitter của Mark thu hút tới 220.000 người theo dõi dù anh chỉ gửi 19 tin nhắn lên trang Twitter trong bốn năm qua. Trong 15 tháng gần đây anh không gửi tin nhắn nào.

7. Tháng 10-2010, Mark đưa một số nhân viên Facebook tới rạp chiếu phim xem phim The social network, bộ phim về quá trình hình thành Facebook. Sau khi xem, anh chỉ trích việc phim mô tả anh lập ra Facebook để tăng vị thế xã hội.

8. Mark có một chú chó chăn cừu Hungary tên là Quái Vật. Trang Facebook của Quái Vật có 1,5 triệu người ủng hộ.

9. Năm ngoái Mark bị chỉ trích là keo kiệt khi tặng cô vợ Priscilla Chan một chiếc nhẫn cưới đá ruby trị giá khoảng 25.000 USD. Giới kim hoàn cho rằng chiếc nhẫn này hơi rẻ tiền bởi khi đó Mark sở hữu tài sản trị giá tới 19 tỉ USD. Nhưng tình yêu đâu tính bằng tiền các bạn nhỉ?

10. Nếu bạn gõ @[4:0] trên cửa sổ bình luận Facebook thì tên Mark Zuckerberg sẽ xuất hiện. Thú vị không nào?


MT


Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

CEO Vinamilk: 'Trong khó khăn, càng phải sáng tạo'

Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vinamilk lần thứ 2 được Forbes vinh danh cho biết, bản thân vẫn bất ngờ khi nghe tin.


Bà Mai Kiều Liên hai lần được tạp chí Forbes vinh danh.
- Năm trước, khi lần đầu tiên được Forbes vinh danh, bà từng rất ngạc nhiên. Lần vinh danh thứ 2 này có còn là điều bất ngờ với bà không, thưa bà?
- Tôi cũng rất bất ngờ vì nghĩ rằng mình đã được bình chọn năm ngoái rồi. Năm nay lại là năm mà tình hình kinh tế của thế giới và Việt Nam nói chung rất khó khăn nên thật sự tôi rất vui vì Forbes tiếp tục đánh giá cao Vinamilk.
Tiêu chí vinh danh 50 nữ doanh nhân xuất sắc nhất châu Á lần này củaForbes là những nữ CEO có thành tích chèo lái doanh nghiệp "vượt bão" thành công trong năm 2012, đạt lợi nhuận cao trong thời điểm tăng trưởng kinh tế châu Á giảm sút. Bà có thể chia sẻ, bí quyết nào giúp bà và Vinamilkđạt được những thành công trong năm 2012?
- Bí quyết của Vinamilk là trong khó khăn thì càng phải sáng tạo và không ngừng sáng tạo. Vinamilk đã tập trung đầu tư chiều sâu với những chiến lược đầu tư bài bản, đi trước, đón đầu xu hướng tiêu dùng, chỉ sản xuất những sản phẩm mà chưa ai làm, những sản phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp nhưng giá hết sức cạnh tranh. Trong thời kỳ kinh tế còn khó khăn thì người tiêu dùng sẽ quay về với các sản phẩm chất lượng cao nhưng phải có giá bán phù hợp và thấp hơn các sản phẩm cùng loại.
- Mới đây, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup vừa được tạp chí Forbes xếp hạng trong danh sách tỷ phú thế giới, trước đó, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai là người Việt Nam duy nhất được Wall Street Journal bầu chọn vào danh sách những doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á..., bà có suy nghĩ gì trước những thông tin này?
- Theo tôi đó là sự trưởng thành đi lên của các doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế đã được thế giới công nhận. Sự đóng góp của họ cho sự phát triển kinh tế nước nhà trong lúc khó khăn như hiện nay là không thể phủ nhận và càng thể hiện doanh nhân VN không thua kém các doanh nhân châu Á và trên thế giới nếu họ cần được Nhà nước quan tâm, để có một môi trường kinh doanh bình đẳng cũng như hành lang pháp lý rõ ràng.

- Nhân nói về các nữ doanh nhân, bà có ấn tượng gì với các nữ doanh nhân Việt? 
- Tôi nghĩ là các nữ doanh nhân VN cũng đều đang rất khó khăn khi phải chèo lái doanh nghiệp của mình “vượt bão”, hơn nữa họ đều phải gánh 2 vai công việc của doanh nghiệp và của gia đình. Tuy nhiên với bản tính của doanh nhân phụ nữ VN là cần cù, sáng tạo và ham học hỏi họ sẽ vượt qua được thời kỳ khó khăn của đất nước.
Tôi hy vọng năm sau sẽ có thêm nhiều doanh nhân nữ VN đạt được những tiêu chí đánh giá của Forbes và lực lượng nữ doanh nhân VN sẽ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước.
Theo Giáo Dục Việt Nam